Doanh nghiệp “kêu trời” vì giá thuê đất tăng vọt nhanh chóng

Điển hình như Công ty CP Khách sạn Du lịch Tháng Mười, ông Nguyễn Văn Sỹ – Phó Giám đốc Công ty cho biết, trước đây, đại hội đồng cổ đông năm 2014 đã thống nhất đầu tư Dự án

Trước thực trạng Vũng Tàu tăng đột biến gấp 3 – 4 lần, thậm chí là hàng chục lần so với những năm trước, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại đây chỉ còn biết “kêu trời”.

Nhiều doanh nghiệp du lịch đang hoạt động ổn định hàng chục năm qua chỉ còn biết “kêu trời”, không dám đầu tư vào cơ sở vật chất khi giá thuê đất Vũng Tàu đã tăng lên gấp nhiều lần. Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp ngành du lịch” do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức vào ngày 16/12.
“Chóng mặt” giá thuê đất Vũng Tàu

Tại hội nghị, nhiều đại diện doanh nghiệp tham dự đã phản ánh thực trạng giá thuê đất Vũng Tàu đang tăng chóng mặt, thay đổi lớn so với hợp đồng và vượt quá khả năng kinh doanh của các công ty này.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó giám đốc Công ty cổ phần Khách sạn Du lịch Tháng Mười cho biết, công ty ông đã có hợp đồng thuê đất trong thời hạn 33 năm với diện tích gần 28.000m2. Từ năm 2013 đến nay, giá thuê đất đã tăng 2 lần. Cụ thể, măm 2013 – 2014, tăng 1,9 lần so với trước năm 2013, tương đương với mức tăng 1,163 tỉ đồng/năm; năm 2015, tăng tiếp 7,37 lần, tương đương 8,6 tỉ đồng/năm.

Cùng một nỗi bức xúc về giá thuê đất tăng cao, ông Lê Tấn Dũng – Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Nghinh Phong cho biết, trong năm 2016, công ty đã nhận hai thông báo nộp tiền thuế của Cục Thuế với tổng số tiền phải nộp gần 8 tỉ đồng, tăng 18,13 lần so với các năm 2013, 2014 và 2015.

Một số doanh nghiệp khác cũng trong tình trạng “mất ăn mất ngủ” khi nhận được thông báo của Cục Thuế về việc nộp tiền thuê đất năm 2016. Điển hình như Công ty TNHH Janhold – OSC, số tiền thuê đất phải đóng gần 11,7 tỷ đồng, tăng 21,2 lần so với những năm trước; Công ty cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu phải nộp 1,45 tỷ đồng, tăng 19,6 lần so với trước.

Đại diện Công ty cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu, ông Đậu Thế Anh cho rằng, Cục Thuế đã không tôn trọng văn bản pháp lý trong hợp đồng giữa doanh nghiệp và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hợp đồng cho thuê đất lên đến hàng chục năm, muốn thay đổi hợp đồng thì phải ký lại chứ không thể nào chỉ có một bên đột ngột thay đổi.

Trong lúc chờ giải quyết, ông Anh đã kiến nghị cơ quan thuế không tiếp tục ra văn bản đòi tiền thuê đất doanh nghiệp trái với hợp đồng đã ký và không tính phạt, lãi chậm nộp.

Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng:

Thứ nhất, ngành du lịch tỉnh đang bị bão hòa do có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh loại hình du lịch biển.
Thứ hai, đa phần khách du lịch đến Vũng Tàu đều là khách đi về trong ngày nên doanh thu không cao.
Thứ ba, khoản chi phí phát sinh từ tiền thuê đất quá cao so với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Những điều trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều công ty.
Tiền thuê đất cao khiến doanh nghiệp “chùn bước”

Theo ông Bùi Ngọc Diệp, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh, nhiều dự án du lịch lớn của doanh nghiệp trong và ngoài nước bị ngưng trệ do giá thuê đất Vũng Tàu tăng cao, không theo kế hoạch lập dự án kinh tế ban đầu.

Điển hình như Công ty CP Khách sạn Du lịch Tháng Mười, ông Nguyễn Văn Sỹ – Phó Giám đốc Công ty cho biết, trước đây, đại hội đồng cổ đông năm 2014 đã thống nhất đầu tư Dự án Khu khách sạn Resort Tháng Mười tiêu chuẩn 4 sao với số vốn khoảng 120 tỷ đồng.

Song, vào năm 2015, khi nhận được thông báo của Chi cục Thuế TP. Vũng Tàu về việc tạm nộp tiền thuê đất, trong đó số tiền này đã tăng lên đến 7,37 lần. Vì vậy, đại hội đồng cổ đông năm 2016 đã quyết định dừng dự án này bởi dự án đã không còn khả năng sinh lợi nữa…

Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp du lịch cho rằng, để ngành du lịch phát triển, Bà Rịa – Vũng Tàu cần có chính sách hỗ trợ tiền thuê đất cho các doanh nghiệp như:

Tiền thuê đất ổn định trong thời gian tối thiểu 5 năm với mức điều chỉnh mỗi lần không quá 15%.
Giá thuê đất cần được phân biệt rõ ràng, chỉ tính phần diện tích đất đầu tư xây dựng trực tiếp kinh doanh.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, việc doanh nghiệp phản ánh về giá thuê đất Vũng Tàu tăng đột biến như hiện này cần phải xem xét lý do vì sao. Nếu nguyên nhân do địa phương áp giá chưa đúng thì cần tính lại cho doanh nghiệp, nhưng cũng không loại trừ khả năng trước đây tính chưa đúng, giờ tính đúng khiến giá bị “đội” lên nhiều lần.

“Tỉnh và doanh nghiệp cần nhiều cuộc đối thoại nhằm xem xét, tìm cách tháo gỡ vướng mắc này, giúp doanh nghiệp yên tâm tiếp tục đầu tư, kinh doanh, phát triển.” – Ông Tuấn cho biết.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *